Trang chủ / Bài đăng
Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương
Xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó nhấn mạnh vai trò liên kết trong cộng đồng khởi nghiệp địa phương là cơ sở thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển nhanh và bền vững.
Liên kết là mấu chốt
Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến năm 2025 (gọi tắt là Đề án 844) triển khai từ năm 2016 với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp (DN) có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Tại Thừa Thiên Huế, với sự đồng hành từ chính quyền, các ban ngành… hệ sinh thái KNĐMST đã hình thành và tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển loại hình DN. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cũng thu hút sự tham gia của các DN, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các trường đại học, vườn ươm, câu lạc bộ khởi nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Nếu như Đại học Huế, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế bắt tay thành lập trung tâm khởi nghiệp sáng tạo làm không gian làm việc chung cho các ý tưởng, dự án (DA) khởi nghiệp; đưa vào giảng dạy chương trình khởi nghiệp làm cánh tay nối dài cho các DA khởi nghiệp tham gia và đoạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh thì các vườn ươm, các câu lạc bộ khởi nghiệp lại trở thành sợi dây gắn kết các ý tưởng, DN khởi nghiệp với mục tiêu hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình khởi nghiệp.
Hay như tại Trung tâm KNĐMST, đơn vị đã xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp năng động với môi trường thân thiện làm “điểm dừng chân” cho các DA khởi nghiệp, DN khởi nghiệp. Ở đó các bạn trẻ và các DA khởi nghiệp là trung tâm, là chủ thể vận hành, tương tác, qua đó thúc đẩy phát triển cho chính bản thân, DN và cộng đồng. Ngoài hỗ trợ trong công tác đào tạo các kỹ năng, điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm, kết nối thị trường, cầu nối giữa các DA khởi nghiệp với các nhà đầu tư… Trung tâm còn thực hiện vai trò kết nối giữa các DA khởi nghiệp.
Nói như ông Cao Quốc Hải, Phó Giám đốc Trung tâm KNĐMST, trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, các bạn khởi nghiệp chỉ tập trung vào sản phẩm của chính mình vì thế rất cần sự hỗ trợ về chuyên môn lẫn đào tạo các kỹ năng, gắn kết thị trường… Tuy nhiên, bản thân mỗi DN, DA khởi nghiệp đều có một sở trường, điểm mạnh hoặc lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Họ chính là những mảnh ghép bổ sung khi “ngồi cùng nhau” để có thể đưa sản phẩm “Made in Hue”, “Made in Vietnam” đi xa và đi nhanh hơn. Vì thế, thúc đẩy các DN, DA hỗ trợ lẫn nhau, hay các startup phát triển và quay trở lại hỗ trợ cho startup sẽ là vòng quay tạo giá trị cực lớn và cực kỳ quan trọng cho việc thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững.
Tạo động lực từ chính sách
Ngoài đẩy mạnh liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua việc kết nối chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (đã tồn tại hoặc tiềm năng), các tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng), các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công) thì vai trò của các chính sách cũng cực kỳ quan trọng.
Theo ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tính giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ DN, DN khởi nghiệp, DN mới thành lập như: khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ DN vừa và nhỏ... Nhiều chính sách được triển khai hiệu quả, được cộng đồng DN đánh giá cao như: hỗ trợ hoạt động khuyến công; phát triển sản xuất DN; xã hội hóa trong các lĩnh vực ưu đãi đầu tư...; qua đó, góp phần tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho DN ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư.
Mới đây, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết cũng như quy định về một số chính sách hỗ trợ đối với DN vừa và nhỏ mới nhằm góp phần hỗ trợ DN tiếp nhận tốt nhất các chính sách, giúp DN vừa và nhỏ vượt qua giai đoạn khủng hoảng do đại dịch COVID-19; chính sách hỗ trợ 100 DN chuyển đổi số trong 100 ngày… Sở cũng đang phối hợp với các ngành, các đơn vị xây dựng cơ chế đồng bộ để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển cho rằng, Thừa Thiên Huế đang có rất nhiều dư địa trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như hệ thống chính sách hỗ trợ cực kỳ đa dạng. Trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, việc tận dụng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho DN sẽ là giải pháp trọng tâm. DN khi tiếp cận được với chính sách này sẽ góp phần thay đổi từ nhận thức đến tư duy theo hướng thích ứng hơn với xu thế hội nhập cũng như tác động của dịch. Quan trọng nhất là làm sao tăng khả năng hấp thụ chính sách cho DN, DA khởi nghiệp mà muốn thực hiện được điều này công tác hỗ trợ phải thực tế, chạm đúng được điểm nghẽn mà DN cần. Vì thế, các trọng tâm các hoạt động hỗ trợ đang được tập trung cho việc xúc tiến sản phẩm ra thị trường, xây dựng thương hiệu đạt chuẩn thương mại trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Loan Hoàng
-
Xây dựng hình ảnh doanh nhân thành phố Huế năng động, sáng tạo, có trách nhiệm xã hội
-
Thừa Thiên Huế: Năm 2024 doanh nghiệp FDI nộp ngân sách hơn 4.400 tỷ
-
Ông Trần Văn Mỹ được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh
-
Gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
-
Phát huy hiệu quả vốn học sinh sinh viên ở Hương Trà
-
Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
-
Cơ hội đưa sản phẩm của Huế tham gia chuỗi cung ứng tại Thái Lan
-
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
-
Tháo gỡ khó khăn về đấu thầu qua mạng
-
Hương Trà: Gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày doanh nhân Việt Nam
-
Thư ngỏ của Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế về việc hỗ trợ, tuyển dụng làm việc tại công ty
-
Hơn 40 tấn hàng hóa và 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào TP. Hồ Chí Minh
-
Triển khai các chính sách hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
-
Tuyên dương các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp, ủng hộ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
-
Thừa Thiên Huế có 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2021
-
Thừa Thiên Huế triển khai hỗ trợ 100 doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hiệp hội Doanh nghiệp: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2021, bầu bổ sung các ủy viên Ban Chấp hành và Ban Thường vụ
-
An Nhiên Garden Vegetarian: Tìm về chốn thanh tịnh, thưởng thức ẩm thực chay
-
Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và Tuyên dương Doanh nhân tiêu biểu năm 2021
-
Đại hội Đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 - 2027