Khi doanh nghiệp thay đổi tư duy về chuyển đổi số

Đăng ngày: 11-12-2021, Lượt xem: 2066

Quyết liệt, kiên trì, đồng bộ trong hỗ trợ chuyển đổi số (CĐS) doanh nghiệp là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại hội thảo đánh giá giữa kỳ chương trình 100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức ngày 10/12. Hội thảo được tổ chức trực tuyến lẫn trực tiếp với sự tham gia của các sở ngành và doanh nghiệp tham gia chương trình.


• Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại thực thi...

• Để không lỡ những cơ hội từ “cuộc hẹn” Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP

• EVFTA - Động lực cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh hậu Covid-19

• Sẽ xây dựng Trung tâm thương mại AEON MALL tại Thừa Thiên Huế

• Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm ký kết hợp tác, đồng hành sản xuất nông nghiệp

• Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và Tuyên dương Doanh nhân tiêu biểu năm 2021

• Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19

• Hiệp hội Doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình “Sóng và máy tính cho em”


Nhiều chuyển biến

Chuyển đổi số là xu thế phát triển tất yếu trong thời đại hiện nay, tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp biến đó thành cơ hội, làm động lực thúc đẩy để thích nghi với bối cảnh phát triển mới.

Bằng sự nhìn nhận đúng đắn trong CĐS, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày” với nhiệm vụ xuyên suốt là hỗ trợ các DNNVV, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiếp cận và triển khai hiệu quả việc ứng dụng các công cụ hỗ trợ CĐS trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Qua gần 100 ngày khởi động và tổ chức thực hiện chương trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được 66 đơn đăng ký tham gia. Sở đã tổ chức 10 khóa đào tạo từ tổng quan đến chuyên sâu về các kỹ năng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Zalo, Facebook, Gogoole,… Qua khảo sát, sau hơn 3 tháng triển khai, các doanh nghiệp, HTX đã thay đổi cách làm và đạt được kết quả khả quan về doanh thu với mức tăng trưởng từ 20-30%.

Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, nếu như những ngày đầu triển khai chương trình nhiều doanh nghiệp đặt ra các câu hỏi CĐS là gì, bắt tay CĐS từ đâu. Thì sau hơn 3 tháng bắt tay hỗ trợ theo phương châm 20% lý thuyết, 80% thực chiến, các doanh nghiệp, HTX đã có những chuyển biến trong tư duy kinh doanh, đầu tư nhiều hơn trong công nghệ số, truyền thông số, chuyển đổi số từ bán hàng đến xây dựng thương hiệu.

Từ ý thức đến hành động

Sau khi tiếp nhận các chương trình đào tạo CĐS, doanh nghiệp đã chuyển mình và bắt đầu có những bước tiến trong kinh doanh.

Ông Hồ Đăng Nguyên, Công ty Liên minh xanh chia sẻ, thành lập năm 2016, công ty tập trung kinh doanh chủ yếu theo cách thức truyền thống, không quan tâm nhiều đến thương mại điện tử. Tuy nhiên trong 2 năm diễn ra dịch bệnh, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, công ty mới bắt đầu mày mò tìm hiểu về kênh bán hàng này nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Chỉ từ khi tham gia chương trình hỗ trợ CĐS được các giảng viên thực chiến hỗ trợ, doanh nghiệp đã có những bước chuyển quan trọng.

“Chúng tôi bắt đầu có những kế hoạch trong xây dựng hình ảnh, thương hiệu, mẫu mã, sử dụng nền tảng số để quản lý xây dựng hệ thống ổn định. Song song với đó, công ty cũng xây dựng các chiến dịch bán hàng trên các trang thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shopee… Với sự hỗ trợ này, trong tháng 11, doanh số bán hàng của doanh nghiệp đã mức tăng 37% so với thời điểm trước và tương đương với thời điểm trước dịch.

Liên minh xanh là một trong những minh chứng cho câu nói của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, “Khi thay đổi tư duy, doanh nghiệp sẽ chuyển mình.”

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chuyển đổi số là một quá trình chuyển đổi toàn diện trên môi trường số. Trong đó, doanh nghiệp phải nhận thức được tài nguyên lớn nhất của doanh nghiệp là dữ liệu. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của doanh nghiệp là số hóa các dữ liệu và muốn thực hiện được điều này phải thay đổi thói quen, suy nghĩ trong quản lý, vận hành…. Song hành với nhận thức trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm vì chỉ có chất lượng mới là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh trong đường dài.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp cần quyết liệt, kiên trì, đồng bộ trong hỗ trợ CĐS doanh nghiệp nhằm tạo nên nền tảng vững chắc trong công tác hỗ trợ.