Câu nói làm thay đổi cuộc đời vị tỷ phú từng là người vô gia cư

Đăng ngày: 04-08-2021, Lượt xem: 2193

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhiều lúc phải ngủ ngoài lề đường, nhưng tỷ phú John Paul DeJoria đã có một cú nhảy vọt khỏi sự nghèo khó để trở thành người sở hữu khối tài sản ước tính 3,4 tỷ USD.


• Thư ngỏ của Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế về việc hỗ trợ, tuyển dụng làm việc tại công ty

• Lãi suất vay và chuyện “sống còn” của doanh nghiệp

• Đảm bảo giải quyết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong 1 ngày

• Ngân hàng Nhà nước triển khai gói 7.500 tỷ đồng cho vay trả lương ngừng việc

• Hướng dẫn Người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

• Công ty Scavi Huế thông báo tuyển dụng nhiều vị trí.


John Paul DeJoria (1944) sinh ra trong gia đình nghèo khó có hai anh em trai. Bố mẹ của ông đều là dân nhập cư Mỹ. Khi mới 2 tuổi, cha mẹ của ông li dị và quyền nuôi con thuộc về người mẹ.

Ngay từ khi lên 9, DeJoria đã phải cùng anh trai đi bán báo và thiệp giáng sinh khắp nơi để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, gia cảnh ngày một khó khăn khiến người mẹ buộc phải gửi cả hai anh em vào cô nhi viện.

Quãng thời gian sau đó, DeJoria đã tham gia vào một nhóm giang hồ đường phố, nhưng ông quyết định thay đổi cuộc đời sau khi bị giáo viên cho rằng “sẽ không thể thành công dù làm gì chăng nữa”.

“Vào lúc đó, tôi biết mình không còn con đường nào khác ngoài việc phải tiến lên phía trước. Bạn không thể chờ đợi những bữa ăn miễn phí đến với mình được. Điều đó sẽ chỉ kéo bạn càng tụt lùi hơn mà thôi”, John Paul DeJoria chia sẻ.

Vì thế, những khi không có tiền ăn, John Paul DeJoria lại bắt đầu đi bán thiệp giáng sinh. Không thể chi trả học phí đại học, ông lại nghĩ tới việc đi bán sách và bách khoa toàn thư.

“Khoảng thời gian ấy, tôi tới gõ cửa từng ngôi nhà để bán sách. Rất nhiều cánh cửa đã đóng sầm trước mắt tôi. Nhưng tôi có thể làm tất cả mọi thứ, ngoại trừ việc dựa dẫm vào người khác”, ông nói.

Mọi cố gắng cuối cùng đã giúp John bén duyên với ngành kinh doanh chăm sóc tóc tại hai công ty Redken và Fermodyl Hair Care. Nhưng trớ trêu thay, chỉ sau một thời gian, DeJoria cũng bị sa thải khỏi hai công ty này.

Câu nói của giáo viên làm thay đổi cuộc đời vị tỷ phú từng là người vô gia cư - Ảnh 2.

Tỷ phú John Paul DeJoria từng có tuổi thơ cơ cực

Suốt 20 năm nỗ lực lại trở về con số không trong thất nghiệp và nghèo đói, DeJoria đã hoàn toàn đủ lý do để buông xuôi và chấp nhận cuộc sống nhờ vào tiền trợ cấp. Thế nhưng, ông đã cùng một người bạn của mình tên Paul Mitchell quyết định dốc túi làm lại một lần nữa.

Lần này, công ty bắt đầu cất cánh dù số vốn ban đầu chỉ có 700 USD. Thương hiệu chăm sóc tóc John Paul Mitchell Systems bắt đầu vươn tầm ra thế giới và thậm chí trở thành một trong những công ty chăm sóc tóc có lợi nhuận nhất trên thế giới hiện nay.

Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục tiên phong đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ khác. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, ông đã đầu tư tiền vào một công ty chuyên sản xuất điện thoại di động. Ngoài ra, ông còn mở một chuỗi các tiệm chăm sóc chó mèo.

Năm 1989, DeJoria sáng lập thương hiệu sản xuất rượu cao cấp Patron Spirits và tiếp tục gặt hái thành công. Hiện nay, mỗi năm Patron Spirits cung cấp hơn 2 triệu chai rượu Tequila ra thị trường.

Từng trải qua những ngày tháng khó khăn về tài chính, thế nhưng DeJoria lại không đánh giá thành công của mình dựa trên đồng tiền. Ông cho rằng, thành công hiện tại là có thể giúp đỡ được nhiều người đang khó khăn về tiền bạc để đổi lại niềm vui to lớn và sự phấn khởi tột độ từ phía họ.

“Khi tôi 6 tuổi và còn sống ở Los Angeles, mẹ đưa cho anh em tôi đồng 10 xu và bảo cả hai đến quyên góp từ thiện. 10 xu khi ấy là số tiền rất lớn, nhất là với một gia đình phải sống tằn tiện như chúng tôi. Nhưng dù nghèo khó, mẹ vẫn dạy chúng tôi hãy biết chia sẻ với những người nghèo khổ hơn mình”, DeJoria nhớ lại.

Hiện tại, John Paul DeJorica đang tham gia nhóm “The Giving Pledge” cùng với tỷ phú Bill Gates, Warren Buffett và 150 tỷ phú khác để làm từ thiện. Những tỷ phú này từng ký vào bản cam kết sẽ trích ra 50% thu nhập để kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, đóng góp cho trên 160 quỹ thiện nguyện khắp thế giới.

Theo NBC News