Thưởng Tết, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Đăng ngày: 04-01-2022, Lượt xem: 1562

Cuối năm, vấn đề thưởng Tết luôn là chủ đề thu hút được sự quan tâm của xã hội và người lao động. Dưới đây là những điểm mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi thực hiện thưởng Tết cho người lao động.


• Kinh tế Việt Nam năm 2022: Thách thức và kỳ vọng

• Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương chúc mừng năm mới 2022

• 14 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ lần thứ IV, năm 2021

• Sửa đổi tên “Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” thành “Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”

• Đại hội VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026: Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia thịnh vượng

• Những chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 01 năm 2022

• 60 nữ doanh nhân tiêu biểu được trao tặng Cup Bông hồng Vàng - 2021

• Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel: Du lịch chỉ có thể phục hồi sớm nhất vào Tết 2022.


Thu nhập từ thưởng Tết có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Căn cứ khoản 3, Điều 30, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH sửa đổi bởi Khoản 26, Điều 1, Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2, điểm c, khoản 5, Điều 3, Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Do đóp, tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp không được tính làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thu nhập từ thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Theo khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định là thu nhập chịu thuế. Trong đó, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền theo khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Do vậy,  khoản thu nhập của người lao động từ thưởng Tết là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Thưởng Tết cho người lao động có được tính chi phí được trừ của doanh nghiệp?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính thì các khoản chi không được tính trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đó là các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;  Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Để được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần ghi cụ thể điều kiện thưởng Tết và mức hưởng tại một trong các hồ sơ nêu trên.