Cái chết của ngành karaoke ở Trung Quốc khi không còn sức hút.

Đăng ngày: 20-07-2021, Lượt xem: 1843

Từng là tụ điểm giải trí đẳng cấp của giới nhà giàu ở thành thị, các quán karaoke ở Trung Quốc đang dần biến mất khi không còn sức hút.


• Ông Hoàng Việt Trung giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế

•  Ba cách doanh nghiệp nên thực hiện để đương đầu với đại dịch Covid-19

• Hướng dẫn Người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

• Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty

• Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sản xuất.


Từ những năm 1970, văn hóa hát karaoke xuất hiện bùng nổ tại Nhật Bản. Làn sóng này nhanh chóng du nhập vào Trung Quốc. Mùa hè năm 1988, quán karaoke đầu tiên ở Bắc Kinh khai trương. Sau một năm, có thêm 70 cơ sở được mở.

Theo The Paper, sự xuất hiện của ngành hát karaoke (KTV) đã thay đổi lối sống của dân cư thành thị Trung Quốc. Các cuộc họp mặt gia đình, bạn bè, sự kiện của công ty... đều tổ chức trong phòng hát.

Vào những năm 1990, đi hát karaoke không chỉ để giải trí và tiêu tiền mà còn là biểu tượng của bản sắc và địa vị.

Tại các quán karaoke được mở ở khu phố lớn, trung tâm thương mại, mỗi vị khách tiêu vài nghìn tệ một đêm không phải chuyện lạ, trong khi lương cơ bản của nhân viên ở Thượng Hải khi đó chưa đến 2.000 nhân dân tệ.

Theo thống kê của Cục Văn hóa thành phố Bắc Kinh, vào năm 1993 có 282 câu lạc bộ karaoke được đăng ký trong thành phố. Chỉ hai năm sau, con số này đã tăng lên hơn 1.400. Vào thời điểm đỉnh cao của ngành năm 2015, có 120.000 công ty hoạt động.

Do nhu cầu lớn, thành phố đã nới lỏng giờ giới nghiêm của các quán karaoke từ 0h sang 2h sáng, thậm chí có quán hoạt động tới 3h.

Nhu cầu thị trường mạnh mẽ nhanh chóng thu hút các thương gia đổ xô đến đầu tư, biến văn hóa ca hát đơn giản ban đầu trở thành "món ăn thời thượng". Nhiều nhà đầu tư đổ hàng triệu, hàng chục triệu nhân dân tệ để biến KTV thành “tụ điểm cao cấp” hoành tráng.

Thoái trào

Trong giai đoạn 2008-2011, ngành KTV có tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/năm. Song thời kỳ hoàng kim của nó cũng sớm dừng lại.

"Báo cáo chung về sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc Trung Quốc" cho thấy chỉ tính riêng trong năm 2016, số lượng KTV truyền thống đã giảm gần 60%.

Sự suy giảm của ngành này là kết quả của sự kết hợp các yếu tố như tiền thuê mặt bằng, nhân lực, môi trường công nghiệp, và thói quen tiêu dùng của người dân.

Vào năm 2014, ở khắp các thành phố lớn, giá thuê mặt bằng đều tăng cao. Nhà đầu tư của Mei KTV, cho biết phí thuê địa điểm chiếm 33% chi phí hoạt động của công ty này.Các công ty KTV thường cần chi phí vận hành lớn. Các thương hiệu chuỗi karaoke lớn như Qiangui và Holland đều có các cửa nằm ở khu vực trung tấm với diện tích hàng nghìn mét vuông.

Cách đây 5 năm, mỗi KTV hoàn vốn trung bình sau khoảng 2 năm, nhưng bây giờ họ phải mất ít nhất 3 năm.

Hơn nữa, trong những năm gần đây, khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về phong cách khiến chi phí trang trí tăng cao, cứ 2-3 năm, quán lại phải tân trang. Thế nhưng ngay cả ở Hàng Châu, nơi kinh doanh khá tốt, KTV có doanh thu hàng tháng chỉ 300.000 nhân dân tệ.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ Internet cũng mang đến nhiều phương thức giải trí đa dạng hơn, người tiêu dùng có vô số lựa chọn và ca hát không còn là hoạt động giải trí, thư giãn chính của mọi người.

Trước áp lực tài chính, tháng 2/2020, công ty kinh doanh karaoke "King of K Song" đã phải đóng cửa loạt cửa hàng, chấm dứt hợp đồng lao động với toàn bộ 200 nhân viên và tiến hành thanh lý, tuyên bố phá sản. Theo số liệu công bố của CCTV, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và nhiều yếu tố khác, từ năm 2020, lượng khách hàng của ngành công nghiệp karaoke tại Trung Quốc đã giảm 70-80%.

Cùng thời điểm, "ông lớn" trong ngành karaoke Wu Hai, người sáng lập Magic KTV và Orange Crystal, cũng tuyên bố trong một bài báo rằng "Bây giờ chúng tôi chỉ còn là doanh nghiệp rất nhỏ". Ông cho biết số tiền còn lại chỉ đủ duy trì việc kinh doanh trong vòng 2 tháng.

Theo dữ liệu từ Tianyan Check, tính đến tháng 3/2021, tại Trung Quốc chỉ còn 64.000 công ty KTV đang hoạt động, 40.000 công ty đã bị phá sản hoặc thu hồi.

Đối với những công ty chưa phá sản, để tồn tại cũng là điều rất khó khăn.

Tháng 3, ê-kip chương trình của đài truyền hình Hồ Nam đã đến thăm Good Voice KTV. Người phụ trách cho biết cửa hàng này có 60 phòng riêng, vốn đầu tư lên tới 17 triệu nhân dân tệ, song khách hàng đến đây chủ yếu là người trung niên và cao tuổi.

Những vị khách này thường tự mang theo nước uống và đồ ăn, không mua thêm sản phẩm ở quán nên lợi nhuận thu về rất thấp. Để thu hút khách hàng, quán còn đưa ra ưu đãi nập 400 tệ/20 lần hát.

Mất lượng lớn khách trẻ tuổi, nhiều tụ điểm karaoke chỉ dựa vào khách hàng cao tuổi, thậm chí để trang trải tiền thuê mặt bằng cũng rất khó.