Ba cách doanh nghiệp nên thực hiện để đương đầu với đại dịch Covid-19

Đăng ngày: 20-07-2021, Lượt xem: 2225

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021 đã có 70.200 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể. Đại dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, chắc chắn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường càng tăng. Bài viết sau đây phần nào gợi ý giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn rất khó khăn này.


• Kawara My An Onsen Resort - Trải nghiệm trọn vẹn văn hoá onsen tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam

• Những điều cần biết khi thành lặp công ty

• Hướng dẫn Người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

• Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty

• Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sản xuất.


Thông thường, khi việc kinh doanh bị tác động tiêu cực từ các yếu tố khách quan, như đại dịch Covid-19 hiện nay chẳng hạn, chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thường bị phá sản. Để có thể đứng vững do biến động thị trường, đa số doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch kinh doanh, như thu hẹp thị trường, cắt giảm dải sản phẩm, điều chỉnh chỉ tiêu doanh số, kiểm soát gắt gao chi phí...

Tuy nhiên, cách làm này dường như không còn phù hợp do không mấy hiệu quả, nhất là trong bối cảnh tương lai khó đoán định. Để đủ sức đương đầu với đại dịch, lãnh đạo doanh nghiệp cần để tâm đến những lĩnh vực sau:

Đánh giá lại triển vọng

Sản phẩm của doanh nghiệp liệu có sức mua dài hạn, có mang về doanh số đủ nhiều. Thị hiếu của người mua sẽ thay đổi như thế nào. Sự biến động về nguồn cung liệu có ảnh hưởng đến năng lực sản xuất, kinh doanh và giá thành. Trong khi đánh giá, CEO nên chú ý đặc biệt đến sự thay đổi về phương thức phân phối: cho phép nhiều thể nhân hơn tham gia vào chuỗi cung ứng với suất đầu tư thấp hơn, có nhiều cách thức uyển chuyển hơn để tiếp cận khách hàng. Thông qua phân tích, tổng hợp, phán đoán, người đứng đầu doanh nghiệp có thể điều chỉnh phương thức hoạt động nhằm tạo nên một lối rẽ căn cơ, ít nhất cũng ngăn chặn được tình trạng “chảy máu dòng tiền”, bằng không, vô số nguy cơ có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Tái định hình các giá trị cốt lõi

Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích VRIO để xác định điểm ưu việt hoặc khiếm khuyết, dựa trên cơ sở đó, đưa ra cách quản trị mới. VRIO là viết tắt của 4 từ: Value (giá trị) vượt trội mà doanh nghiệp mang đến cho cộng đồng, đến từ sản phẩm, giá bán, tốc độ xử lý đơn hàng, văn hóa và đạo đức công ty, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội. Rarity (hiếm có), tức sản phẩm phiên bản giới hạn hoặc ở trình độ sản xuất rất cao hoặc dịch vụ hoàn hảo. Imitability (khó bắt chước) chủ yếu liên quan đến bí quyết công nghệ hay tay nghề của đội ngũ nhân sự. Organization (khả năng tổ chức), gồm ba thành tố nhỏ hơn có kết cấu liên đới lẫn nhau: thiết chế, phòng ban và con người; quy trình, chính sách hữu hiệu, xác đáng; năng lực phục vụ và tinh thần phụng sự. Tại các doanh nghiệp hàng đầu, yếu tố Organization thể hiện rất rõ ràng. 

Gia cố lợi thế cạnh tranh

Điều này tùy thuộc rất nhiều vào VRIO. Doanh nghiệp rất khó có chỗ đứng trên thương trường nếu không sở hữu bất kỳ một lợi thế nổi bật nào hoặc không có một “lõi cứng” nào. Năm điểm mấu chốt để hình thành lợi thế từ nguồn lực được gầy dựng và phát triển trong chính mỗi DN là con người, tài chính, tài sản, thương hiệu, chất lượng của các mối quan hệ. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh nào cũng đều dễ dàng bị sao chép và nhân bản. Do đó, song song với việc vận hành doanh nghiệp, CEO nhất thiết phải gia cố các rào cản cạnh tranh, đồng thời liên tục tạo thế mạnh đang nắm giữ. 

Nguyễn Mạnh Hiền