Hỗ trợ 300 triệu đồng cho công ty Công Thành đổi mới công nghệ sản xuất

Đăng ngày: 24-08-2021, Lượt xem: 2748

Sáng 25/8, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) cho biết vừa thành lập hội đồng tư vấn giao trực tiếp cho Công ty CP Đầu tư phát triển Công Thành (Công ty Công Thành) thực hiện dự án đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất và đóng gói sản phẩm tinh dầu tràm với giá trị hơn 1,2 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng.


• Cơ hội để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Cố đô Huế

• Thừa Thiên Huế: 03 doanh nghiệp tiếp cận với gói vay lãi suất 0%

• Thừa Thiên Huế triển khai hỗ trợ 100 doanh nghiệp chuyển đổi số

• Triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP: Đừng chờ dân đến mà phải tìm đến dân

• Ngân hàng Nhà nước triển khai gói 7.500 tỷ đồng cho vay trả lương ngừng việc

• Hướng dẫn Người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.


Dự án do Doanh nghiệp Công Thành chủ trì với mục tiêu đầu tư công nghệ, thiết bị chế xuất tinh dầu với công suất 25 lít/ ngày, nâng cao năng suất tận thu tinh dầu và tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn, giảm chi phí sản xuất nhằm tạo sự cạnh tranh trên thị trường. Được biết, trước khi thành lập Hội đồng KHCN, mục tiêu này đã được UBND tỉnh quan tâm phê duyệt và yêu các cấp hỗ trợ.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 54 lò chưng cất tinh dầu, tập trung chủ yếu vào hai huyện Phú Lộc và Phong Điền, đa số là các lò quy mô nhỏ (1 – 2 tạ nguyên liệu). Sản lượng tinh dầu ước tính thu được trên 16 nghìn lít/ năm, trong đó tập trung ở các cơ sở sản xuất lớn như Cơ sở Dầu tràm Anh Chiến, Công ty TNHH Sản xuất tinh dầu Kim Vui… Doanh thu sản xuất ước tính khoảng 30 tỷ/ năm.

Với tổng số vốn thực hiện là 1.202.450 triệu đồng, đơn vị chủ trì dự kiến sẽ nâng cao chất lượng vùng trồng, cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất bằng việc áp dụng các thiết bị công nghệ như bồn trao đổi nhiệt, máy rút màng co, máy ép chân không, bồn chiết suất tinh dầu 2450 lít…

Theo khảo sát, Doanh nghiệp Công Thành đảm bảo việc chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất liên tục với diện tích 11 ha theo tiêu chuẩn VietGAP với tỉ lệ 3 ha bạc hà, 5 ha tràm và 3 ha cây sả. Ngoài ra đơn vị còn liên kết sản xuất bao tiêu nguyên liệu khai thác tự nhiên của các hộ dân trên địa bàn huyện. Dự kiến sau khi được phê duyệt, Dự án sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để cung ứng ra thị trường các loại tinh dầu như sả, bạc hà, tràm…với chất lượng ngày càng được cải thiện.

Dự án nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư, hỗ trợ của chính quyền trong công đoạn chiết suất tinh dầu của các giống cây dược liệu. Trước đây, đa phần doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sử dụng phương pháp chưng cất thủ công dẫn đến không khai thác tối đa giá trị dược liệu. Do đó, việc sử dụng công nghệ chưng cất hơi nước là ưu tiên hàng đầu của Dự án sau khi đã được Hội đồng KHCN thông qua. Theo như Dự án trình bày, việc hiện đại hóa quy trình công nghệ, nhất là khâu chưng cất sẽ giúp cho việc sản xuất chủ động trong mọi điều kiện thời tiết; các thông số như áp suất, nhiệt độ có thể thay đổi trong từng khâu để khai thác tối đa lượng tinh dầu, rút ngắn thời gian chiết tách (chỉ trong 1 đến 2.5 giờ); khắc phục được các tình trạng nguyên liệu bị khê, khét và đảm bảo an toàn, vệ sinh hơn cho người tiêu dùng

Quy trình sản xuất tinh dầu sau khi được nâng cấp, cải thiện hệ thống máy móc theo phương pháp chưng cất hơi nước mang lại năng suất cao hơn, lên đến 25 lít/ ngày. Điều này đòi hỏi sự cải tiến một cách mạnh mẽ và đồng bộ hệ thống máy móc. Do đó việc chung tay cùng doanh nghiệp của tỉnh qua Nghị quyết 22 đã cho thấy sự chú trọng của Thừa Thiên Huế trong việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030.

Với nguồn vốn trên, Công ty Công Thành sẽ cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất bằng việc áp dụng các thiết bị công nghệ như bồn trao đổi nhiệt, máy rút màng co, máy ép chân không, bồn chiết suất tinh dầu 25 lít/ngày… nhằm đẩy mạnh sản xuất để cung ứng ra thị trường lớn các loại tinh dầu như sả, bạc hà, tràm.

Công ty Công Thành là đơn vị chuyên sản xuất tinh dầu tràm, trước đây đã chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất liên tục với diện tích 11 ha trồng tràm, sả, bạc hà... theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, đơn vị còn liên kết sản xuất bao tiêu nguyên liệu khai thác tự nhiên của các hộ dân trên địa bàn huyện Phong Điền.